
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động mang tính định hướng, gây ảnh hưởng tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng lòng thực hiện đường lối, chủ trương, hoặc hệ thống mục tiêu nào đó.
Người lãnh đạo là người tạo hiệu ứng điều khiển dẫn dắt người khác dựa trên cơ chế nhận thức niềm tin, tiêu chuẩn, đạo đức, lý tưởng…mà không mang tính cưỡng bức đối với người khác.
Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo gia đình, hay lãnh đạo các con của mình…Có thể bạn đang làm lãnh đạo trong bất cứ vai trò vị trí nào, trong công việc hay trong cuộc sống của bạn. Nhưng nếu bạn không tạo dựng được niềm tin thì quả thật bạn khó lòng lãnh đạo được ai.
Người lãnh đạo đương nhiên cần có kỹ năng lãnh đạo nhưng các kỹ năng này khó định hình và khó đào tạo. Và thực tế không ai sinh ra đã có kỹ năng để làm lãnh đạo. Bởi vậy bạn cần phải được rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn. Khi thực tiễn và trải nghiệm của bạn chưa đủ nhiều thì cũng rất khó để làm tròn trọng trách!
Vũ khí của người lãnh đạo là hệ thống tri thức được tổ hợp chặt chẽ định hướng tương lai cho đơn vị, cấp dưới của bạn. Thế nhưng để có được hệ thống tri thức được tổ hợp chặt chẽ thì phải qua quá trình không ngừng rèn luyện học hỏi. Học hỏi để thuyết phục người khác tin vào những điều bạn tin và phải có đủ uy tín để tạo được sự tin cậy đối với người khác khiến họ tự nguyện trao quyền lãnh đạo cho bạn. Học hỏi để có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn những người khác hoàn thành mục tiêu chung nhằm củng cố lòng tin nơi họ.
Bạn thấy đấy làm một lãnh đạo không hề dễ, vì thế hãy thông cảm cho bất kỳ người lãnh đạo nào nếu như đôi lúc họ không làm bạn ưng ý. Hãy không ngừng nâng cao trình độ, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người lãnh đạo đúng nghĩa! Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn một vai trò khác nếu như thấy mình không phù hợp để làm lãnh đạo.
Hãy cùng ZenOneness tìm hiểu về nội dung, phong cách, tác phong của người lãnh đạo qua các bài viết của tuần này bạn nhé!