
Giới LGBT đã có những tác phẩm đáng kinh ngạc, phải nói cách khác là để đời, làm lu mờ sàn diễn tình yêu nam nữ.
LGBT á, nó có lẽ không phải là câu chuyện công nhận một góc trong xã hội có xu hướng tình dục khác thường, nó là một cuộc cách mạng để loài người chấp nhận lẫn nhau.
Đúng thôi, tình yêu bình thường có ưu điểm là duy trì nòi giống, một giây làm tri kỉ, nhưng sau giây tri kỷ không biết có còn tri kỷ nữa không hay là vì đã ở với nhau nên lĩnh án chung thân cả đời.
Trong khi đó, tình cảm đam mỹ thì lại là tri kỷ cả đời, phải vượt qua đủ kiểu định kiến xã hội LGBT, chưa kể lại còn định kiến về đẳng cấp, gia sản, môn phái, quan hệ thầy trò… xuất phát điểm là mến mộ tài năng và tính cách chứ không phải thu hút giới tính, đã đủ để nhân vật chính phải ở hàng tinh túy trong loài người.
Kể cả khi các nhân vật không phát triển thành quan hệ yêu đương, thì riêng việc họ đứng bên nhau trải qua biết bao sóng gió đã đủ để làm nên những tác phẩm kinh điển, thậm chí là tác phẩm giáo dục đạo đức.
Ngoại trừ việc LGBT ra thì phần còn lại là kinh thế tuyệt diễm, đề cao nhân tính, đề cao thần tính trong con người, đề cao sự tài hoa được dùng như thế nào để đấu tranh chống lại cái ác. Mà phần có giới tính nó chỉ chiếm khoảng 3% tác phẩm thôi. Cho vào cho vui, mà chắc ko cho vào thiếu gia vị để người ta cảm thấy hai bên quả thật bên cạnh đao kiếm cũng là đàn trăng.
Đỉnh cao của ngôn tình cổ trang chắc là Hương mật tựa khói sương (Điện Tuyến), Bộ Hệ liệt Tam sinh tam thế, Hoa Tư Dẫn (Đường Thất Công Tử – mang danh công tử mà lại là một cô nương).
Truyện rất hay, phim hay và đẹp, nhưng dài thành ra mình ko xem mà toàn xem đoạn trích. Kết quả là cũng chả nhớ được tên nhân vật.
Bút pháp rất tốt, có những lý điều đạo hạnh mà phải là người có nghiên cứu, thậm chí sâu hơn là có thực hành tu đạo mới biết được, mới tin được.
Ví dụ như việc dùng tiếng đàn để đi vào giấc mộng, vấn vong…(các pháp môn như vậy vẫn nhan nhản ở văn phong kiếm hiệp mà, khi luyện yoga khí công thì mình thấy pháp môn đó có thật, mỗi tội nó không uy lực kinh khiếp như trong truyện mô tả thôi)
Thế mà sau khi xem Thiên Quan Tứ Phúc (Bách Vô Cấm Kị – Cặp Tạ Liên – Hoa Thành), Hệ thống tự cứu của nhân vật phản diện – Thẩm Thanh Thu – Lạc Băng Hà), Ma đạo tổ sư (tạo ra hai soái ca thời đại là Vương Nhất Bác và Tiêu Chiến đóng vai Lam Vong Cơ và Ngụy Vô Tiện) của Mặc Hương Đồng Khứu (Bút danh này nghĩa là Một tay ướp hương một tay đếm tiền), thì đúng là tam quan thay đổi : Thế giới quan thay đổi, Nhân sinh quan thay đổi, Ái tình quan thay đổi.
Riêng vụ mình nhớ được tên nhân vật có nghĩa là truyện rất hay!!!
Nếu bảo làm cái miếu nhỏ thờ cặp đôi thần ăn mày Tạ Liên + quỷ vương Hoa Thành mình cũng ủng hộ. Mà vốn là tâm linh và đời thường là một, không có phần tâm linh xảy ra thì chẳng có chuyện các câu chuyện được lưu truyền trong dân gian.
Văn lực của tác giả này, phải nói thế này: Phía sau ngòi bút, ắt có thần minh.
Truyện dài chả nhớ bao nhiêu trang nhưng chỉ có vài trang đam mỹ thôi, vì thế nó không phải là truyện đam mỹ, mà phải nói là truyện tu đạo mới đúng.
Kinh ngạc, cực kỳ kinh ngạc là Mặc Hương Đồng Khứu biết rất nhiều chi tiết trong giới tu đạo và đưa vào truyện một cách thành công, mạch văn láy lắt, và thấm cái tình, nhân vật tự sự tự ngẫm rung động còn hay hơn văn Kim Dung đại lão gia. Rung động tinh tế về cảm xúc có lẽ là đặc quyền của nữ giới.
Cảnh giới của Mặc Hương Đồng Khứu sợ là còn hơn Kim Dung một bậc. Dù sao về mặt nào đó thì nhân vật tu đạo trong tác phẩm của Mặc chưởng môn cũng ở một cảnh giới tâm tiến bộ hơn chút.
Giải thích, thì có thể nói là Mặc tiên nhân đạt tới cảnh giới tiên thánh hạ phàm hành đạo, bước thêm một bước nữa là thành cõi phật (mà thành cõi phật rồi thì cũng không có nhiều chuyện hay để nói nữa, ai lại buổi sáng đi kinh hành buổi trưa đi khất thực, chả có tham sân si thì sao mà thành chuyện được, thành pháp đàm thì may ra), còn Kim đại chưởng môn thì vẫn mô tả phàm nhân đi tranh bí kíp võ công yêu hận tình thù kiểu quân tử trả thù cả đời không muộn.
Trong truyện của Kim lão đại cứ tìm thấy anh nào ngố ngố không định tranh tài, nhưng chính nhân quân tử thì kết cục anh ấy sẽ làm bá chủ võ lâm, gái theo hàng đàn. Giết người người giết, yêu hận tình thù ân ân oán oán, đời cha con cháu vẫn thấy chém nhau.
So Mặc Hương Đồng Khứu, chưa thấy tác giả nào trong hệ tình yêu 2 giới lại có thể viết hay như vậy, vừa buồn cười, vừa oai hùng. Nhân vật trong truyện được mô tả là rất đẹp (có sờ có ăn được đâu), nhưng cái đẹp đó so với cách thể hiện nhân tính, thần tính thì chả là gì cả.
Hằng Phương